“Tâm phế mạn” là gì?
Tâm phế mạn (TPM) là trường hợp phì đại và giãn tâm thất phải thứ phát do tăng áp lực động mạch phổi (ALĐMP), gây nên bởi những bệnh làm tổn thương chức năng hoặc cấu trúc của phổi như các bệnh của phế quản, phổi, mạch máu, thần kinh và xương lồng ngực.

Định nghĩa này không bao gồm những trường hợp tăng áp lực động mạch phổi do bệnh tim trái (như hẹp van 2 lá), bệnh tim bẩm sinh.

Tỉ lệ phát bệnh cao ở tuổi trung niên và người lớn tuổi (trên 40 tuổi) và 80% – 90% là do viêm phế quản mạn, giãn phế quản, phế khí thũng, và hen phế quản.

Ở Việt Nam: Nguyên nhân hay gây TPM là viêm phế quản mạn tính và hen phế quản chiếm tỷ lệ 76,5%.

2.  Triệu chứng của tâm phế mạn
Giai đoạn đầu: các triệu chứng của các bệnh gây ra TPM

Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: ho nhiều, khạc đờm, khó thở.
Triệu chứng của bệnh phổi hạn chế: lao xơ, dị dạng lồng ngực, xơ phổi, do cắt phổi.

Giai đoạn tăng áp lực động mạch phổi:

Khó thở khi gắng sức luôn luôn có. Ho, khạc đờm
Móng tay khum. Nghe tim: tiếng T2 mạnh ở ổ van động mạch phổi.

Giai đoạn suy thất phải:

Khó thở tăng dần: khó thở khi gắng sức .
Đau vùng gan: cảm giác nặng hoặc căng vùng gan,
Phù: phù chân, phù toàn thân, có khi cổ trướng. tĩnh mạch cổ nổi.
Tím: là dấu muộn, tím môi, có khi tím đen.
Mắt lồi và đỏ do tăng mạch máu màng tiếp hợp như mắt ếch.
Ngón tay dùi trống.Tiểu ít
Tim nhịp nhanh, có thể có loạn nhịp hoàn toàn.

3.  Tiến triển bệnh tâm phế mạn
TPM tiến triển từ từ, gây tổn thương chức năng và cấu trúc của phổi dẫn đến suy hô hấp, suy tim phải và cuối cùng là suy tim toàn bộ. Ngày nay dù có nhiều phương pháp điều trị hiện đại, nhưng suy tim phải vẫn chiếm một tỷ lệ tử vong rất cao: 60 – 70%.

Nếu bệnh nhân được theo dõi và điều trị tốt thì bệnh có thể ổn định, 10 – 20 năm hoặc lâu hơn nữa mới có biến chứng suy tim, có trường hợp có thể chung sống với bệnh suốt đời.

Tiên lượng bệnh phụ thuộc chủ yếu vào việc kiểm soát tốt bệnh phổi nền. Trong nhóm bệnh phổi tắc nghẽn bệnh viêm phế quản mạn tính tiến triển nhanh; còn trong nhóm bệnh hạn chế các bệnh như gù vẹo, dị dạng lồng ngực nếu không bị bội nhiễm phổi có thể sống lâu mà không tiến đến TPM.

4.  Điều trị tâm phế mạn
Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống: bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính khi xuất hiện khó thở, nên nghỉ ngơi, làm việc nhẹ, khi có dấu hiệu suy tim phải cần nghỉ hoàn toàn.
Ăn ít muối
Tập thở: rất quan trọng, làm tăng độ giãn nở của phổi và lồng  ngực
Kháng sinh: khi bội nhiễm phải điều trị kháng sinh liều cao kéo dài.
Corticoid: có tác dụng chống viêm chống dị ứng, giảm xuất tiết
Prednisolon, hydrocortison (khí dung).
Thuốc giãn phế quản: Theophylin, Aminophylin.
Ô xy liệu pháp:  thở ô xy qua ống thông mũi, giúp giảm sự co mạch do thiếu ôxy máu.

  • Mục tiêu duy trì SaO2 ≥ 90-92% hoặc PaO2 ≥60-65 mmHg.
  • Chỉ định: SaO2 ≤ 89% hoặc PaO2 ≤ 59 mmHg nếu bệnh nhân có TPM hoặc đa hồng cầu (Hct >55%)

Trợ tim và lợi tiểu:

  • Digoxin phải hết sức thận trọng có thể gây loạn nhịp, chỉ nên sử dụng khi suy tim còn bù.
  • Lợi tiểu: lợi tiểu quai, Diamox

Chích huyết: Chỉ định: đa hồng cầu Hct ≥ 65%

  • Mục tiêu: Hct ≤ 45%
  • Lượng máu trích tùy thuộc trọng lượng cơ thể và bệnh lý kèm theo, thường là 300 ml máu/lần.

Không dùng các thuốc: Morphin, Gacdenal.
Thuốc giãn mạch máu phổi: Hydrabazin.

5.  Dự phòng tâm phế mạn
Điều trị tích cực các bệnh đường hô hấp.
Loại bỏ các chất kích thích: rượu, thuốc lá, cà phê, khói bụi…
Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm bệnh phế quản, phổi để điều trị kịp thời.
Khi có bệnh phổi mạn tính cần khám thường xuyên, tuân thủ y lệnh điều trị.
Tiêm vacxin phòng cúm, phòng phế cầu để tránh các đợt bội nhiễm.
Chế độ sinh hoạt hợp khoa học, tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn đủ chất, hợp lý sẽ mang lại sức khoẻ tốt có thể chống đỡ được bệnh tật.

Theo Hòa Thanh

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x