1. Giặt chăn, ga giường, vỏ gối thường xuyên. 

 Giặt ga giường, vỏ gối thường xuyên với nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và sử dụng máy hút ẩm để giảm độ ẩm dư thừa, giúp chống nấm mốc trong nhà.

2. Không để vật nuôi vào phòng ngủ hay ngồi trên các đồ đạc trong nhà.

Đối với nhiều người, các vật nuôi như chó, mèo thường được coi như môt thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, lông vật nuôi là một trong những nhân tố kích hoạt cơn hen suyễn. Do vậy, hãy hạn chế tiếp xúc với vật nuôi và không để chúng vào phòng ngủ hay ngồi trên ghế…

3. Loại bỏ thảm và đồ chơi thú nhồi bông khỏi phòng ngủ.

Nếu không thể loại bỏ thảm trong nhà, hãy hút bụi ít nhất 2 lần một tuần bằng máy hút bụi để hạn chế các bụi vẩn bám trên thảm.

4. Sửa chữa các vị trí nước rò rỉ trong nhà.

Mốc là một nhân tố kích hoạt cơn hen phổ biến. Để giảm nấm mốc trong nhà, giữ nhà bếp và phòng tắm sạch sẽ, khô ráo bằng cách mở cửa sổ hoặc dùng quạt thông hơi thường xuyên.

5. Tránh các khu vực có khói thuốc.

Hạn chế tối đa các khu vực có khói thuốc vì hít khói thuốc, kể cả hút thuốc thụ động và khói thuốc vương trên quần áo, đồ đạc hoặc rèm cửa đều có thể kích hoạt cơn hen suyễn.

6. Tránh các hóa chất và sản phẩm tẩy rửa mùi mạnh.

Mùi từ các chất tẩy rửa gia dụng có thể kích hoạt cơn hen suyễn. Tránh hít phải các mùi hóa chất này tại nhà và tránh tiếp xúc với chúng khi ở bên ngoài nhiều nhất có thể.

7. Hạn chế căng thẳng

Cảm xúc mạnh và lo lắng thường làm trầm trọng các triệu chứng hen suyễn. Vì vậy, hãy cố gắng giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống, dành nhiều thời gian cho những sở thích cá nhân và thư giãn nhiều hơn. 

8. Quan tâm tới chất lượng không khí.

Thời tiết khắc nghiệt như nóng nực, nồm ẩm, lạnh giá, thay đổi thời tiết đột ngột và chất lượng không khí nghèo nàn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn ở nhiều người. Hạn chế hoạt động ngoài trời khi thời tiết khắc nghiệt hoặc khi môi trường ô nhiễm.

9. Tập thể dục trong nhà. 

  Tập thể dục là vô cùng quan trọng, kể cả với những bệnh nhân hen suyễn. Giảm nguy cơ khởi phát cơn hen bằng cách tập thể dục trong nhà trong những ngày thời tiết rất lạnh hoặc rất nóng. 

10. Chủ động với những thay đổi theo mùa.

Dị ứng và hen có quan hệ mật thiết. Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn và ở trong nhà càng nhiều càng tốt khi vào mùa phấn hoa.

11. Luôn mang bình hít, xịt bên mình.  

Đảm bảo rằng bạn luôn mang theo bên mình thuốc hít hoặc thuốc xịt khi ra ngoài và đồng thời, chia sẻ với người thân, bạn bè, đồng nghiệp về căn bệnh của mình. Việc những người xung quanh bạn có thể nhận biết các dấu hiệu cơn hen cấp và biết xử lý kịp thời khi cơn hen xảy ra là vô cùng quan trọng. 

12. Hãy luôn chuẩn bị – trong trường hợp cần nhập viện. 

Nắm rõ bệnh viện gần nhà hoặc cơ quan làm việc nhất để giúp bạn chủ động trong trường hợp cần nhập viện. Khi đi du lịch, hãy chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết, đặc biệt là thuốc và xác định vị trí các cơ sở y tế gần nhất trước đó, trong trường hợp bị cơn hen cấp.

Thanh Đan

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x