Cát cánh – Platycodon grandiflorum (Jacq) A. DC, thuộc họ Hoa chuông – Campanulaceae.

Cây cát cánh cho rễ là một dược liệu rất phổ biến trong đông y. Thường được dùng chữa ho có đờm hôi tanh, ho ra máu, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ. Người ta còn dùng Cát cánh chữa mụn nhọt và chế thuốc mỡ dùng ngoài để chữa một số bệnh ngoài da.

                                                             Cây cát cánh

Thành phần hóa học: Trong rễ Cát cánh có các saponin platicodon A, C, D, D2 polygalacin D, D2. Còn có một chất tương tự Inulin.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy:

Nước sắc cát cánh có tác dụng:

  • Tăng tiết dịch niêm mạc phế quản, giúp long đờm.
  • Hạ đường huyết
  • Giảm cholesterol ở gan
  • Ức chế nhiều loại nấm da thông thường.

Saponin trong cát cánh có tác dụng kháng viêm, an thần, giảm đau, giải nhiệt, chống loét dạ dầy, ức chế miễn dịch.

Theo đông y:

Cát cánh có vị hơi ngọt, sau đắng, tính bình, có tác dụng thông khí ở phổi, tiêu đờm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài. Người ta đã chứng minh được rằng các saponin của Cát cánh có tác dụng tiêu đờm, phá huyết làm tan máu.

Rễ Cát cánh có tác dụng như giảm đau, làm trấn tĩnh, hạ nhiệt, giảm ho và khử đờm. Đồng thời, nó có tác dụng làm dãn các mạch máu nhỏ, làm hạ đường huyết, chống loét và chống viêm.

Bộ phận dùng làm thuốc: Rễ củ phơi hoặc sấy khô.

Các bài thuốc từ cát cánh:

+ Trị họng sưng đau: Cát cánh 8g, Cam thảo 4g. Sắc hoặc tán bột uống.

+ Trị ngực đầy nhưng không đau: Cát cánh, Chỉ xác, hai vị bằng nhau, sắc với hai chén nước còn 1 chén, uống nóng.

+ Trị thương hàn sinh ra chứng bụng đầy do âm dương không điều hòa:  Cát cánh, Bán hạ, Trần bì mỗi thứ 12g, Gừng 5 lát, sắc với 2 chén rưỡi nước, còn 1 chén, uống nóng.

+ Trị ho suyễn có đàm: Cát cánh 60g, tán bột, sắc với nửa chén Đồng tiện, uống lúc nóng.

+ Trị Phế ung, ho, ngực đầy, người như rét run, mạch Sác, họng khô không khát nước, lâu lâu nhổ bọt tanh hôi như đờm cháo: Cát cánh 40g, Cam thảo 80g, sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, chia uống nhiều lần,  lúc nóng. Buổi sáng uống thuốc mà buổi chiều nôn ra mủ, máu đặc là tốt.

+ Trị bị đánh đập hoặc té ngã gây nên ứ huyết trong ruột, không tiêu lâu ngày, thỉnh thoảng vết thương bị động đau: Cát cánh, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước cơm.

+ Trị mắt đau do can phong thịnh: Cát cánh 1 thăng, Hắc khiên ngưu đầu nhỏ 120g. Tán bột, làm hành viên, to  bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 40 viên với nước nóng,  ngày 2 lần.

+ Trị cam răng, miệng hôi: Cát cánh, Hồi hương, lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều. Dùng bôi vào chân răng.

Bệnh đường hô hấp mãn tính với những triệu chứng đờm, ho, khó thở tức ngực kéo thường xuyên làm ảnh hưởng lớn cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Thực tế việc điều trị thuốc Tây, thuốc kháng sinh lâu ngày dẫn đến nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày đồng thời cũng gây ra hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Do đó, đòi hỏi cần có sản phẩm thảo dược Đông y điều trị an toàn, hiệu quả bền vững không gây ra tác dụng phụ. Để đáp ứng vấn đề này Đông y tỏ ra có lợi thế hơn, những vị thuốc như Cát cánh, Xạ Can, Khoản đông hoa, Hạnh nhân, Tiền hồ… đã được sử dụng lâu đời trong đông y.

Việc sử dụng các bài thuốc cổ phương kết hợp với công nghệ bào chế hiện đại ngày nay đã đảm bảo tính an toàn, hiệu quả trong điều trị vừa giúp bệnh nhân giảm nhanh được các triệu chứng như ho, đàm, khó thở vừa đảm bảo hiệu quả tăng cường chức năng hệ hô hấp, bổ phổi ngăn ngừa dự phòng bệnh tái phát hiệu quả.

Theo Thùy My

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x