Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những loại thực phẩm trên dù bổ dưỡng nhưng vẫn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD, làm tăng đờm ho và thậm chí làm cho người bệnh cảm thấy khó thở.
Nếu các triệu chứng bệnh COPD trầm trọng hơn sau khi ăn những loại thực phẩm nhất định, người bệnh nên lưu tâm tới chế độ dinh dưỡng của mình và những thực phẩm mà mình ăn.
1. Hạn chế những thực phẩm làm tăng đờm và ho.
Hầu hết mọi người tin rằng việc tăng đờm và ho là hậu quả trưc tiếp của việc ăn quá nhiều bơ sữa. Mặc dù những thực phẩm như sữa, bơ và sữa chua có thể khiến đờm đặc hơn, nhưng chúng thường không làm tăng đờm hoặc ho nhiều hơn.
Người bệnh nên hạn chế ăn các món chiên rán như khoai tây chiên.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một chế độ ăn nhiều muối, thịt, tinh bột lại là nguyên nhân gây nên hiện tượng đó. Trên thực tế, những người ăn nhiều thịt, tinh bột tinh chế và natri tăng nguy cơ ho dai dẳng gấp 1,43 lần so với những người chủ yếu ăn đậu và trái cây. Việc hạn chế những thực phẩm trên có thể giúp giảm các vấn đề mạn tính đường hô hấp như ho và đờm cùng với những biểu hiện liên quan tới COPD. Người bệnh nên hạn chế ăn những thực phẩm dưới đây:
– Thịt lợn, cá, gà, những loại thịt có màu đỏ hoặc những thịt chế biến sẵn
– Đồ ngọt và các món tráng miệng
– Khoai tây chiên và các món ăn chiên khác
– Các món mỳ, đặc biệt là những loại chứa mỳ trắng
– Những thực phẩm chế biến sẵn.
– Ngũ cốc tinh chế
2. Loại bỏ những thực phẩm gây đầy hơi
Những loại rau họ cải tuy ngon và bổ dưỡng, nhưng chúng đồng thời là nguyên nhân gây ra đầy hơi và chướng bụng. Đối với những người mắc COPD, đầy hơi có thể làm tăng áp lực lên các cơ hoành, làm tình trạng khó thở trở nên nặng hơn. Hãy tìm những lựa chọn thay thế nếu người bệnh cảm thấy đầy hơi hoặc chướng bụng sau khi ăn những thực phẩm sau:
– Bông cải xanh
– Bắp cải
– Cải xoăn
– Bông cải
– Giá đỗ Bruxen
– Củ cải
– Gà rán, chiên hay các loại thực phẩm dầu mỡ kháC
– Đồ uống có ga
3. Hạn chế đồ ăn chứa Nitrat
Một nghiên cứu gần đây xuất bản trên “European Respiratory Journal” đã phát hiện ra rằng việc ăn một lượng lớn nitrat (chất được sử dụng để bảo quản thịt hộp) có thể làm trầm trọng các triệu chứng của COPD, thậm chí có thể gây nên các đợt cấp và khiến bệnh nhân nhập viện. Những chất nitrat cũng làm trầm trọng các tiến triển của bệnh. Người bệnh nên ăn một lượng vừa phải và không nên ăn những thực phẩm chưa hàm lượng nitrat cao.
Thịt xông khói không có lợi cho sức khỏe người bệnh COPD
Những đồ ăn chứa lượng lớn nitrat bao gồm:
– Xúc xích
– Thịt xông khói
– Thịt nguôi hoặc những thực phẩm ăn trưa chế biến sẵn
– Giăm bông
4. Cảnh giác với những thực phẩm gây dị ứng
Một số người- bao gồm những bệnh nhân COPD, dị ứng với những loại thực phẩm nhất định. Những thực phẩm này có liên quan tới sự trầm trọng của các triệu chứng hô hấp, bao gồm ho, khó thở, thở khò khè và co thắt phế quản.
Nếu các triệu chứng của người bệnh trở nên xấu đi sau khi ăn, nên cân nhắc xem mình có bị dị ứng với loại thực phẩm nào dưới đây không:
– Trứng
– Các loại hạt
– Bột mỳ hoặc những loại ngũ cốc chứa gluten
– Sữa
– Đậu phộng
– Hạt cây, như hạt dẻ, quả óc chó hoặc quả hồ đào
– Đậu nành
– Động vật giáp xác bao gồm cua, tôm, tôm hùm; động vật thân mềm như ốc, sò…
Một chế độ ăn cân bằng và bổ dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng với bệnh nhân COPD, nhất là cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh nên duy trì việc tập luyện thường xuyên và sử dụng các loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tú Đan