Viêm phế quản mãn tính là bệnh lý gặp chủ yếu ở người lớn, nhất là người cao tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh viêm phế quản mãn tính có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề như lao phổi, ung thư phế quản…

1, Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phế quản mãn tính là do sự mất cân bằng giữa cơ chế bảo vệ của cơ thể và tấn công của các yếu tố độc hại từ môi trường bên ngoài. Giai đoạn đầu của viêm phế quản mãn tính chính là tình trạng suy yếu lớp nhầy bảo vệ phế quản từ đó dẫn đến nhiễm trùng, xuất huyết nhiều, gây tắc nghẽn.

Các chuyên gia hô hấp cho biết, viêm phế quản mãn tính được coi là một trong những bệnh lý về hô hấp đặc biệt nguy hiểm, bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng và kéo dài từ 5 – 20 năm. Nếu người bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

● Hen phế quản: Viêm phế quản mãn tính chính là nguồn cơn của hen phế quản. Chứng bệnh này gây sưng phù và sản sinh ra nhiều đờm làm tắc nghẽn luồng khí thở khiến bệnh nhân khó thở, thở khò khè.

● Suy hô hấp: Những người bệnh bị cúm có bội nhiễm viêm phế quản, bệnh sẽ có nguy cơ trở nặng hơn và gây ra suy hô hấp. Lúc đó, việc điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn.

● Một số biến chứng đặc biệt nguy hiểm khác: Viêm phế quản mãn tính không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các bệnh khác như: ung thư phổi, giãn phế quản, lao phổi, ung thư phế quản, phổi bị ứ đọng với những người bị suy tim.

2, Viêm phế quản mãn tính có chữa được không?

Bệnh viêm phế quản mãn tính có chữa được không có lẽ là thắc mắc của không ít người bệnh. Trên thực tế, viêm phế quản mãn tính hoàn toàn có thể điều trị triệu để nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu và có cách điều trị phù hợp.

Hiện nay, người bệnh có thể lựa chọn 2 phương pháp điều trị viêm phế quản mãn tính là phương pháp Tây Y và Đông Y. Tuy nhiên, để điều trị viêm phế quản mãn tính dứt điểm người bệnh phải đi từ nguyên nhân gây ra bệnh.

Đặc biệt, để chữa viêm phế quản mãn tính người bệnh cần phải tuân thủ theo phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định, không được tự ý kê đơn sử dụng bất kì loại thuốc nào.

3, Viêm phế quản mãn tính uống thuốc gì?

Nhóm thuốc Tây điều trị triệu chứng

● Thuốc long đờm: Acetylcystein, carboxystein… đây là các thuốc giúp long đờm tạo nên phản xạ ho, nhằm tống đẩy đờm ra ngoài, làm đường thở thông thoáng.

● Thuốc kháng viêm: Các thuốc chứa corticoid dạng xịt giúp chống viêm, tiêu sưng, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong đường thở.

● Thuốc giãn phế quản: Salbutamol, terbutalin, formoterol… giúp chống tắc nghẽn ở phế quản, đảm bảo sự lưu thông không khí.

Nhóm thuốc điều trị nguyên nhân

● Các loại thuốc kháng sinh: Macrolide hoặc Doxycycline được chỉ định cho trường hợp viêm phế quản mãn tính do nhiễm khuẩn nặng và cấp tính.

Thuốc dự phòng viêm phế quản mãn tính

● Tiêm vacxin phòng cúm: Các loại thuốc này thường sử dụng vào thời gian chuyển mùa tháng 8, tháng 9 hằng năm nhằm dự phòng các đợt cấp viêm phế quản.

● Thuốc điều trị bệnh tai-mũi-họng: Nhằm để phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp.

● Súc miệng bằng nước muối: Có tác dụng tránh nhiễm trùng và bội nhiễm ổ viêm.

Điều trị bằng Đông y

Các loại thuốc Tây dùng trong điều trị viêm phế quản mãn tính có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khó lường. Trước tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc kháng sinh của nhiều bệnh nhân và những tác hại của corticoid gây ra cho cơ thể của người bệnh, các bác sĩ đã chuyển sang điều trị bằng đông tây ý kết hợp. Đối với các bệnh mãn tính, việc sử dụng các loại thuốc tây y kéo dài rất có hại cho cơ thể và tốn kém về kinh tế. Chính vì vậy, việc sử dụng các loại thuốc đông y đi kèm sẽ có lợi cho người người bệnh.

Hiện nay, kết hợp với công nghệ hiện đại có rất nhiều các bài thuốc dân gian được đã được sản xuất giúp người bệnh dễ dàng sử dụng và bổ sung thêm một số chất khác giúp tăng hiệu quả của bài thuốc từ. Đặc biệt trong đó là sử dụng các bài thuốc từ Khoản đông hoa, Cát Cánh, Xạ Can, Tiền Hồ, Kim Ngân Hoa… là một trong những thảo dược trị viêm phế quản mãn tính hiểu quả và an toàn với thành phần chuyên trị đờm ho, khò khè, bổ phổi, nâng cao đề kháng, miễn dịch cho người bệnh…

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh viêm phế quản mạn tính:

– Bỏ thuốc lá, thuốc lào.

– Các bài tập thở rất quan trọng với bệnh viêm phế quản mạn tính.

– Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, dễ tiêu và đủ các loại vitamin, khoáng chất.

– Cân nhắc việc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà để tránh hít phải khí ô nhiễm. Nếu không khí lạnh làm trầm trọng thêm cơn ho và gây ra khó thở thì bạn hãy đeo khẩu trang trước khi đi ra ngoài.

Theo Bích Phương

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x